Vảy nến là gì? Các công bố khoa học về Vảy nến

Vảy nến là một tình trạng da khi các mảnh vảy màu trắng xuất hiện trên da, tương tự như những mảnh vẩy bị rụng từ một cây nến. Đây là triệu chứng chính của nhiề...

Vảy nến là một tình trạng da khi các mảnh vảy màu trắng xuất hiện trên da, tương tự như những mảnh vẩy bị rụng từ một cây nến. Đây là triệu chứng chính của nhiều bệnh ngoại da như xoăn bì có tổ chức, viêm da cơ địa hoặc bị kích ứng, và eczema. Vảy nến có thể gây khó chịu, ngứa và làm cho da trở nên khô và bị kích thích. Để điều trị vảy nến, thường cần sử dụng kem dưỡng da, thuốc chống viêm, hoặc các sản phẩm chăm sóc da khác được chỉ định bởi bác sĩ da liễu.
Vảy nến là một tình trạng da khi da bị tạo ra các mảnh vảy màu trắng, dày và khô trên bề mặt da. Nó có thể xảy ra trên bất kỳ vùng nào của cơ thể, như da đầu, da mặt, da tay, da chân, và các vùng khác. Vảy nến thường đi kèm với ngứa và dễ gây ra cảm giác không thoải mái.

Có một số nguyên nhân dẫn đến vảy nến, bao gồm:

1. Xoăn bì có tổ chức: Đây là một bệnh da mạn tính. Xoăn bì có tổ chức gây ra sự tăng sinh nhanh chóng của tế bào da, khiến da dày và bắt đầu tạo ra các mảng vảy. Vảy nến do xoăn bì có tổ chức thường xuất hiện trên các vùng da như da đầu, da mặt và da dương vật.

2. Viêm da cơ địa hoặc viêm da dị ứng: Đôi khi, viêm da cơ địa và viêm da dị ứng có thể gây ra vảy nến. Viêm da cơ địa là một loại viêm da mạn tính, thường là do các tác nhân gây kích ứng như hóa chất, dầu mỡ hoặc môi trường. Viêm da dị ứng xảy ra khi da tiếp xúc với một chất gây dị ứng, ví dụ như hóa chất, thuốc hoặc các tác nhân khác.

3. Eczema: Eczema là một bệnh da mạn tính, khiến da bị sưng, ngứa và khô. Khi da bị tổn thương, nó có thể tạo ra các mảnh vảy trên da.

Để điều trị vảy nến, quan trọng là xác định nguyên nhân cụ thể và điều trị nó. Một số phương pháp điều trị thường được sử dụng bao gồm:

- Kem dưỡng da: Sử dụng kem dưỡng da hoặc kem chống viêm có thể giúp giảm tình trạng vảy nến và cung cấp độ ẩm cho da.

- Thuốc chống viêm: Các loại thuốc như corticosteroid có thể được sử dụng để giảm viêm nhiễm và giảm ngứa.

- Sản phẩm chăm sóc da: Sử dụng các loại sản phẩm chăm sóc da nhẹ nhàng và không gây kích ứng có thể giúp làm dịu tình trạng vảy nến và giữ cho da mềm mại.

Ngoài ra, cần tránh các tác nhân kích ứng như hóa chất, chất tẩy rửa mạnh và chất dẻo, cũng như duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng, và giữ da luôn được dưỡng ẩm đầy đủ. Để xác định chính xác nguyên nhân và các phương pháp điều trị tốt nhất cho vảy nến, nên tham khảo ý kiến của một bác sĩ da liễu.

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "vảy nến":

Xác định nồng độ kẽm, đồng, canxi trong huyết thanh và mối liên quan với lâm sàng ở bệnh nhân vảy nến mụn mủ toàn thân
Mục tiêu: Đánh giá nồng độ kẽm, đồng, canxi huyết thanh ở bệnh nhân vảy nến mụn mủ toàn thân. Xác định mối liên quan giữa nồng độ kẽm, đồng, canxi huyết thanh với lâm sàng ở bệnh nhân vảy nến mụn mủ toàn thân. Đối tượng và phương pháp: 49 bệnh nhân vảy nến mụn mủ toàn thân khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương thời gian từ tháng 07/2019 đến tháng 04/2020, 49 người khỏe mạnh nhóm chứng với tỉ lệ 1:1 về tuổi, giới. Nghiên cứu mô tả, cắt ngang, có nhóm đối chứng. Kết quả: Nồng độ kẽm huyết thanh: 0,85 ± 0,27mg/l thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng (p<0,001). Nồng độ đồng huyết thanh: 1,32 ± 0,26mg/l, tăng có ý nghĩa (p<0,001) so với nhóm chứng. Nồng độ canxi huyết thanh: 109,49 ± 11,15mg/l không khác biệt so với nhóm chứng (p>0,05). Không có mối liên quan giữa nồng độ kẽm, đồng, canxi với tuổi, giới, thời gian mắc bệnh, mức độ bệnh ở bệnh nhân vảy nến mụn mủ toàn thân. Kết luận: Ở bệnh nhân vảy nến mụn mủ toàn thân, nồng độ kẽm huyết thanh giảm, nồng độ đồng tăng, trong khi nồng độ canxi giảm không có ý nghĩa và không thấy mối liên quan giữa nồng độ các chất này với các yếu tố lâm sàng: Tuổi, giới, thời gian mắc bệnh và mức độ bệnh.
#Vảy nến mụn mủ toàn thân #đồng #kẽm #canxi
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH VẢY NẾN THỂ MẢNG MỨC ĐỘ NHẸ BẰNG BETAMETHASON, CALCIPOTRIOL KẾT HỢP VỚI BỘ SẢN PHẨM SORION
Đặt vấn đề: Lựa chọn đầu tiên trong điều trị vảy nến thể mảng mức độ nhẹ là điều trị tại chỗ đơn thuần, đặc biệt là thuốc bôi chứa corticosteroid có hoặc không phối hợp với calcipotriol. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc bôi đơn thuần kéo dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ tại chỗ và toàn thân.1 Việc sử dụng kem dưỡng ẩm, chất làm mềm là một phần quan trọng trong chiến lược hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến vì dưỡng ẩm giúp phục hồi chức năng hàng rào bảo vệ và giữ độ ẩm cho lớp sừng,2 đồng thời có tác dụng giãn liều corticosterid tại chỗ rõ rệt ở bệnh nhân vảy nến từ đó làm giảm được tác dụng phụ khi dùng kéo dài thuốc bôi chứa corticosteroid.3,4 Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả hỗ trợ của bộ sản phẩm Sorion trong điều trị bệnh nhân vảy nến thể mảng mức độ nhẹ tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng trên bệnh nhân vảy nến thể mảng mức độ nhẹ đến khám và điều trị tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 6/2022 đến tháng 12/2022. Chương trình SPSS 20.0 được sử dụng để phân tích số liệu. Kết quả: 82,9% bệnh nhân hoàn thành theo dõi đến tuần 8; tỷ lệ hoàn thành nghiên cứu ở nhóm nghiên cứu cao hơn nhóm chứng (88,6% so với 77,1%). Chỉ số PASI giảm so với thời điểm tuần 0 ở nhóm nghiên cứu cao hơn nhóm chứng ở tuần 2 (40,9% so với 33,9%) và tuần 4 (53,4% so với 42,5%) với p < 0,05. Tỷ lệ bệnh nhân đạt PASI50 ở nhóm nghiên cứu cao hơn nhóm chứng ở tuần 8 với p < 0,05 (74,2% so với 48,1%). Tỷ lệ tái phát ở hai nhóm trong 8 tuần điều trị không có sự khác biệt với p > 0,05 (nhóm nghiên cứu 25,8%; nhóm chứng 29,6%). Kết luận: Việc sử dụng kem dưỡng ẩm phối hợp với thuốc bôi điều trị tại chỗ ở bệnh nhân vảy nến thể mảng mức độ nhẹ đóng vai trò quan trọng trong việc đạt nhanh đáp ứng điều trị (đánh giá thông qua việc giảm chỉ số PASI và tỷ lệ đạt PASI50). Tuy nhiên để đánh giá việc sử dụng kem dưỡng ẩm phối hợp với thuốc bôi chứa betamethason và calcipotriol có làm giảm tỷ lệ tái phát bệnh hay không thì cần có những nghiên cứu với thời gian điều trị dài hơn và cỡ mẫu lớn hơn.
#Vảy nến thể mảng mức độ nhẹ #dưỡng ẩm #sorion
Cơ sở di truyền của bệnh vảy nến
Vietnam Journal of Biotechnology - Tập 14 Số 2 - 2017
Bệnh vảy nến là một bệnh viêm da mãn tính, tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến nhiều mặt trong đời sống của bệnh nhân và ảnh hưởng lên một số lượng lớn người trên thế giới. Bên cạnh đó, bệnh vảy nến còn liên quan đến nhiều bệnh khác như rối loạn trao đổi chất, tiểu đường, tim mạch, hoặc có thể phát triển thành viêm khớp vảy nến, viêm khớp nặng dẫn đến biến dạng khớp. Gen HLAC nằm trên nhiễm sắc thể số 6 (locus PSORS1) được biết đến là có vai trò quan trọng trong sự mẫn cảm với bệnh. Bên cạnh đó, các nghiên cứu bằng phương pháp truyền thống và phương pháp nghiên cứu hệ gen cho thấy bệnh vảy nến còn do nhiều locus gen và nhiều gen khác kiểm soát. Cho đến nay, đã xác định được 13 locus gen và hàng chục gen liên quan đến bệnh này. Tuy nhiên, vai trò ảnh hưởng của mỗi locus, mỗi gen lên sự mẫn cảm đối với bệnh, sự biểu hiện của bệnh cũng như thời gian phát bệnh, mối liên hệ với các bệnh khác chưa được xác định rõ ràng. Trong số các locus gen liên quan, locus gen PSORS1 vẫn được coi là có ảnh hưởng chính lên sự mẫn cảm với bệnh. Đáng chú ý là các yếu tố tuổi, giới tính và chủng tộc cũng có sự tác động qua lại với biểu hiện bệnh của các locus gen khác nhau. Các nghiên cứu cũng đưa ra nhiều bằng chứng về mối liên quan của bệnh vảy nến và nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường và nhiều bệnh khác. Chính vì vậy, hiểu rõ về sự di truyền của bệnh sẽ giúp cho bác sỹ và bệnh nhân có thể có được hướng phòng ngừa, điều trị, giảm thiểu các tác động của bệnh. Trong bài viết này, chúng tôi đưa ra một cái nhìn rõ nét hơn về cơ sở di truyền của bệnh vảy nến.
#Psoriasis #genetic basic #susceptibility #the links with other disease
Yếu tố nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân vảy nến
Mục tiêu: Khảo sát các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch ở bệnh nhân vảy nến mảng khám và điều trị tại Bệnh viện Da liễu Tp. Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 100 bệnh nhân vảy nến thông thường. Kết quả: 100 bệnh nhân vảy nến mảng được đưa vào nghiên cứu. Tỷ lệ của các yếu tố nguy cơ tim mạch bao gồm: Rối loạn lipid máu (70%), hoạt động thể lực không đều (41%), tăng huyết áp (41%), hút thuốc lá (39%), thừa cân/béo phì (25%), tăng homocysteine máu (23%), đái tháo đường (11%) và uống rượu bia nhiều (9%). Nghiên cứu phát hiện được mối liên quan duy nhất giữa tăng homocysteine trong máu với độ nặng của bệnh. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy các yếu tố nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân vảy nến mảng chiếm tỷ lệ cao. Đề nghị tầm soát và kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch trên tất cả những bệnh nhân vảy nến.
#Vảy nến #yếu tố nguy cơ tim mạch
MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ AXIT URIC HUYẾT THANH VỚI CÁC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRÊN BỆNH NHÂN VẢY NẾN
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 540 Số 2 - Trang - 2024
Mục tiêu: Mô tả mối liên quan giữa nồng độ ãit uric huyết thanh với các đặc điểm lâm sàng trên bệnh nhân vẩy nến. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu gồm 240 bệnh nhân vẩy nến được điều trị tại Bệnh viện Da liệu Trung ương. Kết quả: 28,3% bệnh nhân vẩy nến có tăng nồng độ axit uric huyết thanh. Nam giới mắc bệnh vẩy nến có tỷ lệ tăng axit uric cao hơn nữ giới. Không có mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh và tuổi khởi phát bệnh vảy nến với mức độ tăng nồng độ axit uric huyết thanh. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ bệnh nhân có tăng axit uric huyết thanh giữa nhóm bệnh mức độ nhẹ, vừa và nặng. Chỉ số BMI và PASI là hai yếu tố nguy cơ độc lập dẫn đến tăng axit uric huyết thanh ở bệnh nhân vảy nến với các chỉ số lần lượt là: OR =1,1 (95% CI: 1,1-1,3) và OR = 1,2 (95% CI: 1,1-1,2). Kết luận: có mối liên quan giữa mức độ tăng nồng độ axit uric với các đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân vẩy nến
#Đặc điểm lâm sàng #nồng độ axit uric #bệnh nhân vẩy nến.
Mức độ cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân vảy nến điều trị bằng thuốc sinh học so với điều trị bằng các phương pháp thông thường tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh
Mục tiêu: So sánh mức độ cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân vảy nến điều trị bằng thuốc sinh học với bệnh nhân điều trị bằng các phương pháp thông thường khác. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang có phân tích, so sánh mức độ cải thiện ở hai nhóm. Nhóm 1 có 31 bệnh nhân sử dụng thuốc sinh học bao gồm secukinumab và ustekinumab. Nhóm 2 có 31 bệnh nhân được điều trị bằng các thuốc thoa hoặc thuốc uống cổ điển. Theo dõi chỉ số chất lượng cuộc sống ở 2 nhóm tại 3 thời điểm: Đánh giá ban đầu, sau 1 tháng và sau 3 tháng điều trị. Sử dụng bảng đánh giá chất lượng cuộc sống (DLQI) gồm 10 câu hỏi đánh giá ảnh hưởng đến các vấn đề sức khỏe thể chất, công việc, sinh hoạt từ mức độ không ảnh hưởng đến ảnh hưởng rất nhiều (từ 0 - 3 điểm cho mỗi câu hỏi) được chuẩn hóa tiếng Việt. Kết quả: Nhóm 1 và nhóm 2 có tuổi, giới, nghề nghiệp, tuổi khởi phát, BMI tương đồng nhau. Chỉ số PASI nhóm 1 là 27,19 ± 9,54 cao hơn nhóm 2 (16,42 ± 7,76), khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Tại thời điểm T1 và T3 chỉ số PASI ở nhóm 1 cải thiện đáng kể so với nhóm 2 và sự khác biệt ở hai nhóm đều có ý nghĩa thống kê. Mối tương quan giữa DLQI và PASI ở nhóm 1 có ý nghĩa thống kê tại T0 (p=0,02) và T3 (p<0,0001). DLQI ở T0 của nhóm 1 (20,65 ± 6,41) cao hơn nhóm 2 (9,55 ± 6,45) (p<0,001). Tại T1 và T3, nhóm 2 có chỉ số DLQI gần như không thay đổi, trong khi đó DLQI nhóm 1 giảm nhiều, lần lượt là 9,48 ± 4,22, 3,97 ± 3,23 và khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy bệnh nhân vảy nến được điều trị bằng thuốc sinh học cải thiện chất lượng cuộc sống nhiều hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân được điều trị bằng các phương pháp thông thường khác. Từ khóa: Vảy nến, thuốc sinh học, chất lượng cuộc sống.  
#Vảy nến #thuốc sinh học #chất lượng cuộc sống
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng bệnh vảy nến thông thường khám và điều trị tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 01/2018 đến tháng 12/2018
Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến bệnh vảy nến thông thường. Đối tượng và phương pháp: Tiến cứu, mô tả cắt ngang. 130 bệnh nhân khám tại Phòng khám Chuyên đề vảy nến - Bệnh viện Da liễu Trung ương được chẩn đoán xác định bệnh vảy nến thông thường. Kết quả và kết luận: Một số yếu tố liên quan: Tuổi đời hay gặp nhất từ 50 - 59 tuổi chiếm 25,38%, tuổi từ 40 - 69 tuổi chiếm 59,99%. Nam giới chiếm 66,15%. Stress gặp 38,46%, vảy nến xuất hiện tháng 10 - 12 là chủ yếu chiếm 58,46%, tiền sử gia đình gặp (16/130) 12,32%, bệnh kết hợp gặp nhiều nhất rối loạn chuyển hóa lipid chiếm 16,92%, tăng huyết áp chiếm 16,92%, đái tháo đường 9,23%. Vị trí tổn thương khởi phát vùng đầu chiếm 72,31%, vị trí tổn thương hiện tại vùng thân mình cao nhất 91,54%, mức độ nhẹ chiếm 53,08%, nặng chiếm 36,15% và vừa chiếm 10,77%.   Từ khóa: Bệnh vảy nến thông thường, yếu tố liên quan, đặc điểm lâm sàng.
#Bệnh vảy nến thông thường #yếu tố liên quan #đặc điểm lâm sàng
Nghiên cứu nồng độ kẽm và đồng trong huyết thanh bệnh nhân vảy nến đỏ da toàn thân
Mục tiêu: Xác định sự thay đổi nồng độ kẽm, đồng trong huyết thanh bệnh nhân vảy nến đỏ da toàn thân so với người khỏe mạnh. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang, tiến cứu, 36 bệnh nhân được chẩn đoán vảy nến đỏ da (nhóm nghiên cứu) tại Bệnh viện Da liễu Trung ương và 32 người khỏe mạnh (nhóm đối chứng) tương đồng về tuổi và giới với nhóm nghiên cứu. Nồng độ kẽm và đồng được đo bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử tại Bệnh viện 69 - Bộ Quốc phòng. Kết quả: Có sự giảm rõ rệt nồng độ kẽm trung bình trong huyết thanh vảy nến đỏ da toàn thân (0,617 ± 0,112mg/l) so với nhóm đối chứng (0,847 ± 0,148mg/l) với p<0,001 và ngược lại có tăng nồng độ đồng huyết thanh trung bình (1,246 ± 0,274mg/l) của bệnh nhân vảy nến đỏ da toàn thân so với nhóm đối chứng (1,1 ± 0,32mg/l) với p<0,05. Không có sự liên quan giữa nồng độ kẽm và đồng với tuổi đời và giới tính. Kết luận: Có sự giảm nồng độ kẽm và tăng nồng độ đồng trong huyết thanh bệnh nhân vảy nến đỏ da toàn thân.
#Kẽm huyết thanh #đồng huyết thanh #vảy nến đỏ da toàn thân
Vảy nến thể mủ toàn thân sau tiêm vaccin ngừa SARS-CoV-2: Trường hợp lâm sàng
Vảy nến thể mủ toàn thân (generalized pustular psoriasis) là một thể lâm sàng nặng của bệnh vảy nến, có thể đe dọa đến tính mạng với nhiều yếu tố làm kích hoạt bệnh như thuốc, viêm nhiễm. Tuy nhiên, vaccin hiếm khi được báo cáo làm khởi phát bệnh vảy nến thể mủ toàn thân. Trên sự quan sát và các tài liệu đã nghiên cứu, chúng tôi báo cáo 1 trường hợp bệnh bị bùng phát vảy nến thể mủ toàn thân sau tiêm vaccin ngừa COVID-19 mARN. Đây là bệnh nhân bùng phát vảy nến thể mủ toàn thân sau tiêm mũi 2 vaccin ngừa COVID-19 đầu tiên mà chúng tôi gặp trên lâm sàng.
#COVID-19 #COVID-19 vaccin #vảy nến thể mủ toàn thân #mARN
Tổng số: 71   
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 8